Điểm tín dụng là gì? Bí mật về điểm tín dụng CIC
Nội dung chính
- 1 Điểm tín dụng là gì?
- 2 Cách hoạt động của điểm tín dụng?
- 3 Các yếu tố của điểm tín dụng
- 4 Cách chấm điểm tín dụng của ngân hàng
- 5 Làm thế nào để tra cứu điểm tín dụng online ?
- 6 Một số cách để duy trì điểm tín dụng tốt
- 7 Cách tăng điểm tín dụng hiệu quả
- 8 Những yếu tố ít hoặc không ảnh hưởng đến điểm tín dụng
- 9 Câu hỏi thường gặp
- 10 Cuối cùng
Không phải ai cũng biết điểm tín dụng là gì hoặc cách nó hoạt động. Ở đây, vayvontindung247 sẽ giúp bạn tìm hiểu đến khái niệm, tầm quan trọng, những yếu tố chính quyết định đến điểm tín dụng của bạn, những yếu tố quan trọng theo tỷ lệ và các bước thực hiện để duy trì sức khỏe của tín dụng tốt theo thời gian.
Điểm tín dụng là gì?
Điểm tín dụng là một chỉ số phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Điểm số đó cho biết khả năng khách hàng vay có thể trả nợ, thanh toán các khoản phí thường xuyên, đúng hạn và đầy đủ.
Điểm tín dụng càng cao tương ứng với việc rủi ro khách hàng không thanh toán nợ càng thấp và khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.
Cách hoạt động của điểm tín dụng?
Có nhiều mô hình chấm điểm tín dụng khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là mô hình FICO và mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi. Trên thực tế, có khoản trên 90% các tổ chức tín dụng hàng đầu thế giới tin tưởng điểm tín dụng FICO, trong đó có các ngân hàng và công ty tài chính tại Việt Nam.
Một mô hình chấm điểm tín dụng khác đó là VantageScore nhưng ít được sử dụng hơn. Và mới nhất và hiện đại nhất có mô hình chấm điểm UltraFICO được phát triển để giúp mọi người cải thiện Credit Score.
Theo mô hình chấm điểm thể nhân của cic, điểm tín dụng CIC là một con số dao động từ 403 đến 706 và được chia thành 10 hạng. Điểm thấp thể hiện độ rủi ro càng cao và ngược lại. Theo nguyên tắc: Điểm cao thì có tín nhiệm cao, rủi ro thấp.
Bạn có thể xem bảng dưới.
Đánh giá | Hạng điểm | Điểm tín dụng | ||
---|---|---|---|---|
Rất tốt | Điểm tín dụng hạng 1 | 645-706 | ||
Điểm tín dụng hạng 2 | 622-644 | |||
Tốt | Điểm tín dụng hạng 3 | 606-621 | ||
Điểm tín dụng hạng 4 | 588-605 | |||
Trung bình | Điểm tín dụng hạng 5 | 572-587 | ||
Điểm tín dụng hạng 6 | 545-571 | |||
Dưới trung bình | Điểm tín dụng hạng 7 | 480-544 | ||
Điểm tín dụng hạng 8 | 455-479 | |||
Xấu | Điểm tín dụng hạng 9 | 430-454 | ||
Điểm tín dụng hạng 10 | 403-429 |
Tại CIC, điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các TTTD của khách hàng vay bao gồm thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán các khoản vay và một số thông tin liên quan khác.
Các yếu tố của điểm tín dụng
Biết được các yếu tố chính ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn từ đó tìm ra cách cải thiện điểm tính dụng của mình theo thời gian. Khi nhắc đến Fico, các yếu tố dưới đây là tối quan trọng vì tất cả các tổ chức tín dụng sẽ xem xét nó trước tiên.
Lịch sử thanh toán (chiếm 35%): Lịch sử thanh toán là yếu tố quan trong nhất tạo nên điểm tín dụng của bạn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu thôi. Rõ ràng, bên cho vay muốn biết được bạn có trả nợ đúng hạn các khoản vay trước hay không, vì điều này giúp họ đánh giá mức độ rủi ro họ sẽ phải chịu khi cấp khonar vay cho bạn với tư cách là người đi vay.
Tổng dư nợ (chiếm 30%): Mỗi một cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định sẽ có hạn mức vay vốn nhất định. Bạn nợ quá nhiều hiển nhiên điểm tín dụng bạn thấp. Các tổ chức tín dụng xem xét và gọi khái niệm này là Tỷ lệ sử dụng tín dụng. Tức là số tiền tín dụng bạn có thể vay so với số tiền tối đa bạn có thể vay được.
Bên cho vay sẽ cân nhắc kỹ hơn đối với những người có tổng dư nợ cao và kéo dài vì những đối tượng này có mức độ rủi ro cao hơn.
Tuổi thọ tín dụng (chiếm 15%): Gồm các yếu tố như: tài khoản tín dụng của bạn đã kích hoạt trong bao nhiêu lâu, các tài khoản ngân hàng được mở cách đây bao nhiêu lâu, lần cuối cùng sử dụng tài khoản là bao giờ, tài khoản có hoạt động liên tục hay không.
Càng có lịch sử tín dụng dài, càng chứng tỏ bạn là một người quản lý tài chính tốt và đáng tin cậy
Tín dụng mới (chiếm 10%): Việc mở quá nhiều tài khoản trong một khoản thời gian ngắn cũng làm tăng nghi ngờ tiêu cực và có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Hỗn hợp tín dụng (chiếm 10%): đề cập đến sự đa dạng của các tài khoản tín dụng mà bạn có. Bao gồm: thẻ tín dụng, khoản vay, vay thế chấp, vay tín chấp, vay trả góp, vay tiền qua mua hàng trả góp,… Càng nhiều thì điểm tín dụng có xu hướng tiêu cực. Có một số loại tài khoản tín dụng khác nhau đang hoạt động tốt có thể có lợi cho bạn trong danh mục này.
Cách chấm điểm tín dụng của ngân hàng
Từ 5 yếu tố ảnh hưởng đã đề cập đến ở trên, ngân hàng sẽ thu thập thông tin từ cic của bạn. Sau đó phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố của điểm tín dụng và tính toán điểm số dành cho bạn. Từ đó sẽ đưa ra đánh giá rủi ro cho từng trường hợp.
Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cấp tín dụng, hạn mức tín dụng và mức lãi suất mà khách hàng phải chịu khi quyết định vay tín dụng tại ngân hàng đó.
Mỗi ngân hàng có thể có phương pháp và trọng số khác nhau cho các yếu tố này tùy theo chính sách nội bộ, giai đoạn ưu đãi, các gói vay vốn khác nhau và mục tiêu kinh doanh khác nhau.
Làm thế nào để tra cứu điểm tín dụng online ?
Cách kiểm tra điểm tín dụng cá nhân, đầu tiên bạn phải có quan hệ với ít nhất một tổ chức tín dụng trong vòng ít nhất một tháng để cập nhật thông tin tín dụng của bạn lên CIC. Từ đây, CIC sẽ cấp cho bạn một số CIC và số này có vai trò như một số căn cước công dân của bạn trong tài chính. Mỗi người chỉ có một.
Tiếp theo, bạn đăng ký tài khoản trên trang https://cic.gov.vn/
Sau khi đăng ký, bạn đăng nhập vào và chọn Khai Thác Báo Cáo -> Thông tin tín dụng
Sau đó sẽ có bảng tùy chọn tên báo cáo kèm theo giá tiền.
Đối với báo cáo điểm tín dụng, bạn chỉ cần chọn gói rẻ nhất mã báo cáo K11 và chọn thao tác mua báo cáo.
Sau khi mua xong, bạn tải về và có thể xem được điểm của mình như ảnh dưới.
Theo ví dụ trên: Điểm của khách hàng đạt 592 điểm, điểm tín dụng hạng 4 và được đánh giá là tốt. Điểm tín dụng của khách hàng cao hơn 51% tổng số khách hàng cá nhận được chấm điểm tại kho dữ liệu điểm tín dụng cic.
Một số cách để duy trì điểm tín dụng tốt
Để giữ điểm tín dụng của bạn luôn ở “trạng thái xanh”, cách tốt nhất là sử dụng các khoản vay một các có trách nhiệm và thông minh. Tôi có một số tips sau bạn có thể tham khảo:
Thanh toán khoản vay: Lịch sử thanh toán là yếu tố quan trọng nhất, thiết lập lịch thanh toán tự động hoặc tạo lời nhắc để biết được những khoản vay nào sắp đến hạn đóng tiền. |
Hãy giữ tỷ lệ tín dụng của bạn ở mức thấp (khoảng 50% trở về): Ví dụ bạn có sở hữu một thẻ tín dụng với hạn mức 100 triệu, bạn nên chi tiêu ở mức 50 triệu trở lại thôi. Không nên để các tổ chức tín dụng biết mình luôn ở trong tình trạng khát tiền, tiêu kịch khung hạn mức tín dụng. |
Đừng mở nhiều tài khoản mới cùng một lúc: Rất dễ hiểu, mở liên tục tài khoản của các tổ chức trong một khoảng thời gian ngắn là một dấu hiệu đáng nghi cho dù bạn sử dụng tài khoản vào bất kỳ mục đích gì. |
Không đóng các tài khoản cũ: Không đóng cũng như giữ chúng ở trạng thái tốt ngay cả khi bạn không dùng đến, điều này giúp tăng chiều sâu đồ dài tín dụng của bạn. |
Theo dõi báo cáo tín dụng thường xuyên để đảm báo tính chính xác. Nếu gặp lỗi hoặc không đúng hãy khiếu nại để được cập nhật lại. Cập nhật báo cáo tín dụng bằng tài khoản cá nhân trên cic.gov, không nên check điểm tín dụng dịch vụ qua ngân hàng. |
Cách tăng điểm tín dụng hiệu quả
Tương tự như duy trì đã nói ở trên, một số cách dưới đây giúp bạn tăng điểm tín dụng cic của mình.
- Giữ gìn các tài khoản lâu dài và trả phí duy trì cho chúng
- Kết hợp đa dạng tín dụng một cách hợp lý và trả đúng hẹn. Khuyến khích dùng thẻ tín dụng đúng mục đích: Quẹt thẻ mua hàng, đi siêu thị,…
- Dòng chảy tài chính của bạn sẽ trôi dần và bạn sẽ đạt được kết quả như mong đợi.
Những yếu tố ít hoặc không ảnh hưởng đến điểm tín dụng
- Tuổi tác
- Dân tộc hoặc sắc tộc
- Tình trạng hôn nhân
- Sở thích cá nhân
- Tài sản của bạn
- Mức thu nhập
- Nghề nghiệp
- Sự thay đổi công việc thường xuyên.
Lưu ý: Những yếu tố trên không ảnh hưởng đến điểm tín dụng nhưng những bên cho vay có thể dùng chúng để xem xét cấp hạn mức tín dụng cho bạn. Ví dụ: Mức thu nhập của bạn tốt thể hiện bạn có khả năng trả nợ đúng hạn tốt hơn và rủi ro ít hơn dành cho bên cho vay
Câu hỏi thường gặp
Tại sao FICO lại có điểm từ 300 đến 850 còn điểm tín dụng cic lại từ 403 đến 706?
Điểm tín dụng bao nhiêu là tốt?
Điểm tín dụng 600 có vay được tiền không?
Điểm tín dụng xấu thì có thể vay tiền ở đâu?
Ví May Mắn | Link đăng ký |
VayMini | Link đăng ký |
Agovay | Link đăng ký |
Binixo | Link đăng ký |
Boba Credit | Link đăng ký |
Cashspace | Link đăng ký |
Credit.vn | Link đăng ký |
Navacash | Link đăng ký |
Finami | Link đăng ký |
Có tiền xài | Link đăng ký |
Credilo | Link đăng ký |
Visame – Vay online 24/7 | Link đăng ký |
Vay Nhanh & Dễ Dàng Hơn Với CayVan | Link đăng ký |
FinApps – Vay Trực Tuyến Nhanh | Link đăng ký |
Mazilla | Link đăng ký |
Bobavay – Vay nhanh 5 phút | Link đăng ký |
Cash Space – Cho vay tiền siêu nhanh | Link đăng ký |
Credit Yes | Link đăng ký |
Tintinvay – Dịch vụ hỗ trợ vay tiền nhanh | Link đăng ký |
Cuối cùng
Điểm tín dụng là một chỉ số rất quan trọng về sức khỏe tài chính của cá nhân, cũng như là một công cụ bạn có thể sử dụng để có một cuộc sống tốt hơn. Bạn có thể đã nghe nói đến “cần có lịch sử tín dụng tốt” thì khi vay vốn sẽ dễ dàng hơn. Cũng có nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống mà nó có thể sử dụng đến.
Thói quen tài chính tích cực lâu dài và nhất quán là cách tốt nhất để đảm bảo điểm tín dụng tốt.