Thẻ căn cước công dân là gì ? Làm thẻ căn cước ở đâu ?

Thẻ căn cước công dân (CCCD) là gì ?

Thẻ căn cước công dân là hình thức mới, cải tiển của chứng minh thư nhân dân. Bắt đầu thử nghiệm tại một số tỉnh thành phố của Việt Nam từ cuối năm 2015 đầu năm 2016. Tương lai thẻ căn cước công dân sẽ thay thế toàn bộ chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu và một số giấy tờ loằng ngoằng khác.

Đầu năm 2015 cũng có thẻ cứng mang tên Chứng Minh Nhân Dân nhưng tồn tại được nửa năm. Ngày 1/1/2016 đã chính thức xóa bỏ thẻ cứng chứng minh nhân dân và làm thẻ căn cước công dân.

Dự kiến chậm nhất từ ngày 1/1/2020 thì việc cấp thẻ căn cước công dân là bắt buộc được triển khai đồng bộ trên toàn quốc (Loại bỏ hoàn toàn chứng minh thư cũ).

the-can-cuoc-cong-dan-cap-the-can-cuoc-o-dau

Thẻ căn cước ra đời mang lại nhiều tiện ích cho việc quản lý cư trú tại Việt Nam

Chức năng của thẻ căn cước công dân

Thẻ  CCCD dùng để chứng minh về quyền của công dân được cấp thẻ thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ đất nước. Có thể sử dụng thay cả hộ chiếu khi xuất khẩu nếu Việt Nam ký kết hiệp ước thỏa thuận quốc tế cho phép công dân Việt Nam sử dụng thẻ CCCD thay cho hộ chiếu (Passport).

Lưu ý: Khi công dân Việt Nam sinh ra không được cấp CCCD ngay nên thẻ CCCD không thay thế được giấy khai sinh.

Độ tuổi cấp căn cước công dân và thời hạn sử dụng

Trẻ em từ 14 tuổi là đã được cấp CCCD, và phải đổi thẻ căn cước khi đến 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi (bắt buộc). Khi căn cước công dân đến hạn cấp lại, công dân được làm thủ tục cấp lại căn cước hoàn toàn miễn phí. Các trường hợp ngoại lệ có thể bị mất phí. (Lưu ý: thẻ căn cước công dân bắt buộc cấp lại khi đến mốc tuổi, không phải là hạn theo năm như chứng minh thư nhân dân cũ)

Thiết kế của Thẻ CCCD

Thẻ căn cước bao gồm nhiều thông tin các nhân của công dân, ngoài quốc hiệu tiêu ngữ còn có một số thông tin như sau:

Mặt trước CCCD

  • Ảnh của công dân (ảnh chụp trực tiếp khi đi làm căn cước)
  • Mã định danh (Số căn cước)
  • Họ tên
  • Nguyên quán
  • Thường trú
  • Quốc tịch
  • Dân tộc
  • Năm hết hạn

Mặt sau CCCD

  • Dòng mã hóa thông tin
  • Vân tay
  • Ngày cấp
  • Nơi cấp (luôn là cục trưởng cục cảnh sát DKQL về cứ trú và DLQG về dân cư)
  • Dấu của cơ quan cấp

Tìm hiểu mã định danh trên căn cước (12 chữ số)

  • 3 chữ số đầu tiên thể hiện mã của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh thành cấp thẻ căn cước.
  • 1 chữ số tiếp theo thể hiện giới tính của công dân.
    • Công dân sinh ở thế kỷ 20 nam là 0 nữ là 1
    • Công dân sinh ở thế kỷ 21 nam là 2 nữ là 3 cứ như vậy đến thế kỷ 22,23….
  • 2 chữ số tiếp theo thể hiện năm sinh của công dân
  • 6 chữ số cuối là số ngẫu nhiên

Ví dụ: số căn cước 030093008864 – Công dân giới tính nam tại tỉnh Hải Dương sinh năm 1993.

Thẻ căn cước thay thế được cho những giấy tờ nào ?

Điều 20 Luật căn cước công dân khẳng định rõ ràng giá trị sử dụng của thẻ CCCD. Theo đó, thẻ CCCD có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ căn cước thay thế các giấy tờ công dân được sử dụng từ trước đến nay như: số hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, sổ bảo hiểm xã hội,…

 

noi-cap-the-can-cuoc-cong-dan

Các cơ quan quản lý cấp xã, huyện đã có quyền cấp căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân được cấp ở đâu

Công dân có nhu cầu làm thẻ căn cước hoặc muốn đổi tử chứng minh thư nhân dân (9 số) sang thẻ căn cước có thể đến:

  • Cơ quan lớn nhất là cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an
  • Cơ quan quản lý CCCD của tỉnh, thành phố đang thường trú (Công an tỉnh)
  • Cơ quan quản lý CCCD của huyện đang thường trú (Công an huyện)
  • Hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp cccd tại xã phường, nơi mà công dân đang cư trú.

Lưu ý: Khi công dân đang có chứng minh thư 9 số mà đi đổi sang căn cước công dân, nên đề nghị cơ quan quản lý cấp luôn cho giấy xác nhận đã đổi chứng minh thư để có thể là hồ sơ liên quan đến tín dụng được dễ dàng hơn

Minh Trả Góp

Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, giờ lại thích viết lách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Liên hệ: 0865.308.296 hoặc Zalo: 0865.308.296

You may also like...