Tổng hợp
Photo of author

Nợ xấu là gì ? CIC là gì ? Thực hư dịch vụ xóa nợ xấu ?

Để hiểu về nợ xấu là gì, chúng ta cần tìm hiểu cái gọi là CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam).

CIC là gì, chức năng của CIC ?

CIC có chức năng là tiếp nhận, xử lý, lưu trữ thông tin tín dụng của khách hàng, phục vụ thông tin quản lý dư nợ của ngân hàng nhà nước. CIC là viết tắt của Credit Information Center. Trang chủ là cic.org.vn.

Một ngân hàng hay một công ty tài chính được ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động thì sẽ được cấp tài khoản cic.

CIC - trung tâm thông tin tín dụng quốc gia
CIC – trung tâm thông tin tín dụng quốc gia

Khách hàng có quan hệ với tổ chức tín dụng đó sẽ được lưu trữ lại bao gồm các thông tin sau trên cic:

  • Họ tên khách hàng
  • Số chứng minh thư (căn cước công dân)
  • Địa chỉ
  • Mã cic
  • Khoản vay
  • Khoản trả
  • Số hợp đồng thanh toán
  • Số kỳ đã trả, chưa trả (Lịch sử tín dụng trong 5 năm gần nhất)
  • Nhóm nợ.
  • Lịch sử thẻ tín dụng (nếu có)
  • Cuối cùng là lịch sử các đơn vị tín dụng đã tra cứu cic trong 12 tháng

Mỗi 1 khách hàng với 1 số chứng minh thư (Căn cước công dân) có một mã cic gồm 10 chữ số.

Có thể bạn quan tâm:

Cách vay tiền Fe Credit online – Vay tiền nhanh Fe

Vay thế chấp sổ hồng ngân hàng Agribank

Vay tiền trả góp tháng tại Hải Phòng giải ngân trong ngày

Vay Tiền Nhanh Tại Hưng Yên – Nhận Tiền Luôn Với CMND và Bằng Lái

Nếu khách hàng đã có quan hệ với 1 hay nhiều tổ chức tín dụng, cic là yếu tố đầu tiên quyết định bạn có thể vay tiếp được nữa hay không.

Nợ xấu ngân hàng là gì ?

Nợ xấu là khoản nợ dưới chuẩn được ngân hàng tính toán, đo đạc dựa vào ngày mà khách hàng đóng lãi. Cụ thể, các nhóm nợ được chia ra như sau.

Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, tất cả các khách hàng đã vay tiền ngân hàng hay có quan hệ với tổ chức tín dụng là được xếp luôn vào nợ nhóm 1. Bao gồm các khoản nợ trong hạn, các khoản nợ trả chậm dưới 10 ngày.

Nhóm 2: Nhóm Nợ chú ý. Là khoản nợ trả chậm từ 10 ngày đến dưới 30 ngày và các khoản nợ sẽ được cơ cấu lại thời gian trả lần đầu.

Nhóm 3: Nhóm nợ dưới chuẩn. Là những khoản nợ trả chậm từ 30 ngày đến dưới 90. Các khoản nợ này được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ được miễn giảm lãi hay sự kiện bảo hiểm xảy ra tùy theo hợp đồng tín dụng khách hàng đã ký.

Nhóm 4: Nhóm nợ nghi ngờ. Nợ trả chậm từ 90 ngày đến dưới 180 ngày. Các khoản nợ cũng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2.

Nhóm 5. Nhóm có khả năng mất vốn. Nợ trả chậm quá 180 ngày. Đây cũng là nhóm cuối cùng của nợ xấu ngân hàng.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được Ngân hàng Phát triển Việt Nam chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 24/2013/TT-NHNN.

Trân trọng! (Trích: https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/)

no-xau-va-nhung-dieu-can-chu-y
Đối với khách hàng cá nhân, nợ xấu là không thể xóa, chỉ có thanh lý hết và chờ thời gian

Từ nợ nhóm 3 trở đi, khách hàng rất khó vay ngân hàng, hay các tổ chưc tín dụng mà ngân hàng nhà nước quản lý. Khoản vay bị nợ xấu phải được thanh lý hết và chờ 3 đến 5 năm mới có thể vay lại được. Hiện tại một số tổ chức tín dụng siết chặt vấn đề nợ xấu, có những tổ chức không chấp nhận nợ xấu dù đã thanh lý khoản vay được nhiều năm.

Thật may mắn, hiện nay hầu hết các tổ chức tín dụng cho vay tiền mặt cũng đã hỗ trợ khách hàng có nợ cần chú ý đã được thanh lý hết.

Dịch vụ xóa nợ xấu có hay không ?

Đối với khách hàng cá nhân, tôi xin thưa với các anh chị rằng, không nên tin tưởng vào các dịch vụ xóa nợ xấu để tránh tiền mất, tật mang.

Càng KHÔNG nên tin vào những lời quảng cáo cho vay tín chấp nhận cả nợ xấu chưa thanh toán

Còn nếu ai vẫn tin tưởng vào các dịch vụ xóa nợ xấu trên mạng xã hội hay website nào đó thì hãy cẩn trọng và tuyệt đối không đưa trước một khoản tiền nào cả.

Hãy hình dung, cic là của ngân hàng nhà nước, mọi người cứ vay rồi nợ xấu, rồi dùng dịch vụ xóa nợ xấu thì tất cả các tổ chức tín dụng phá sản hết lâu rồi.

Lời kết

Trước khi đi vay vốn ngân hàng hay vay tín chấp công ty tài chính, khách hàng nên tự đánh giá khả năng trả nợ chính xác, khi nhận vốn giải ngân cần lên kế hoạch chi tiêu, kinh doanh hợp lý để trách phá vỡ kế hoạch chi tiêu của cá nhân, gia đình dẫn đến nguy cơ dẫn đến nợ xấu cao.

Chủ động ý thức được tầm nghiêm trọng của nợ xấu ngân hàng, hậu quả của nợ xấu trong tương lai.

Luôn giữ hợp phiếu thanh toán, hay lưu lại số hợp đồng trên điện thoại, chủ động đóng lãi hoặc nhờ người thân đóng lại hộ nếu đi công tác hoặc không tìm được điểm đóng lãi.

Không nên đổi số điện thoại lúc làm hợp đồng vay để ngân hàng không gọi điện nhắc nợ được.

Bài viết cùng chủ đề

Photo of author
Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, giờ lại thích viết lách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Liên hệ: 0865.308.296 hoặc Zalo: 0865.308.296

Viết một bình luận